Banner

Báo cáo tổng quan thị trường các sàn thương mại điện tử Việt Nam năm 2024

Báo cáo Toàn cảnh Thị Trường sàn bán lẻ trực tuyến năm 2024 cung cấp cái nhìn toàn diện về sự phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam, tập trung vào 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki và TikTok Shop. Báo cáo này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt các xu hướng tiêu dùng mới, từ đó có thể xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững, phù hợp với những thay đổi nhanh chóng trong thị trường. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự chuyển dịch mạnh mẽ sang mua sắm trực tuyến, các số liệu và phân tích sẽ là công cụ quan trọng hỗ trợ quyết định kinh doanh.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

1. Shopee gia tăng chính sách hỗ trợ người mua, Nhà nước thắt chặt quản lý thuế TMĐT, và Temu tạm dừng hoạt động tại Việt Nam

Shopee gia tăng quyền lợi cho người mua với thời gian trả hàng kéo dài lên 15 ngày và cho phép hủy đơn hàng ngay cả khi đang giao, trong khi Nhà nước siết chặt quản lý thuế thương mại điện tử, yêu cầu các sàn TMĐT khấu trừ và nộp thuế thay từ năm 2025. Ngoài ra, sàn TMĐT Temu đã tạm dừng hoạt động tại Việt Nam do chưa đăng ký kinh doanh hợp pháp.

2. Doanh số cả năm 2024 đạt 318.9 nghìn tỷ, tăng 37.36% so với năm 2023, đặc biệt tăng trưởng mạnh vào cuối năm

Doanh số bán lẻ trực tuyến trên 5 sàn TMĐT năm 2024 đạt 318.9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 37.36% so với 2023. Doanh số tăng mạnh vào nửa cuối năm, đặc biệt Quý 4 đạt 91.15 nghìn tỷ đồng, nhưng tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước giảm do quá chặt chẽ, ngày càng bớt dồn cao điểm. Dù vậy, thị trường vẫn duy trì sức hút lớn nhờ các sự kiện khuyến mãi và mua sắm cuối năm.

3. TikTok Shop tăng 121%, mở rộng thị phần tương ứng với thị phần Lazada đánh mất, Shopee tăng trưởng ổn định

Shopee duy trì vị thế ổn định với mức tăng trưởng 34% và thị phần không đổi, trong khi TikTok Shop tăng trưởng 121% về doanh số, mở rộng thị phần và chiếm phần lớn từ Lazada. Ngược lại, Lazada, Tiki và Sendo ghi nhận tăng trưởng âm từ -50% đến -54% do cạnh tranh gay gắt và thay đổi hành vi người tiêu dùng. Sự vươn lên của TikTok Shop khẳng định có vị thế mà còn định hình lại cuộc diện thị trường thương mại điện tử.

4. Giảm 165 nghìn shop phát sinh đơn hàng mặc dù doanh số thị trường tăng mạnh, cho thấy sự vượt trội của các shop có chiến lược rõ ràng

Doanh số tăng 37.36% dù số lượng shop giảm 20.25% (tương đương 165 nghìn shop), cho thấy cuộc chơi đang tái cấu trúc, những đường lối rõ ràng ngày càng tăng trưởng. Ngoài ra sự hiện diện của số lượng shop bán nước ngoài trên Shopee tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ với nhà bán nội địa.

5. Xu hướng mua sắm trên TMĐT, đặc biệt ở các sản phẩm thiết yếu; ưa chuộng giá rẻ, tiêu dùng xanh và bền vững

Tốc độ tăng doanh số trên sàn TMĐT năm 2024 gấp 4.2 lần so với doanh thu bán lẻ ở các dịch vụ tiêu dùng cá nước, nơi nhu cầu mua sắm trên TMĐT phát triển như thực phẩm, đồ uống và sản phẩm vệ sinh hàng ngày. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng xanh bền vững lên ngôi, điển hình qua các dòng thời trang thời gian qua với những cam kết về vật liệu tái chế cũng tăng trưởng doanh số. Sản phẩm phân khúc giá rẻ dưới 200K.

6. Dự báo năm 2025 doanh số sẽ đạt 387.5 nghìn tỷ, tăng trưởng 21.5% so với 2024

Dự báo doanh số năm 2025 đạt 387.5 nghìn tỷ và sản lượng đạt 4.2 triệu sản phẩm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chỉ là 21.5% và có sự dịch chuyển. Sự thay đổi hành vi mua sắm có thể ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp, đặc biệt các tháng đầu năm sẽ thấp hơn do Tết. Tuy nhiên, nhờ các chính sách hỗ trợ và kích thích kinh tế, chiến lược của sàn TMĐT và xu hướng tiêu dùng.



LINK XEM & TẢI FILE BÁO CÁO ĐẦY ĐỦ

    1. Link xem online (bản chất lượng cao, không tải được): https://xem.li/bRGow

    2. Link tải PDF: https://xem.li/R7Jh8

Nguồn: Metric

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn